TÁC DỤNG CÂY NGŨ SẮC
- Thứ tư - 27/12/2017 18:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tác dụng của cây Ngũ Sắc: Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi, viêm xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính. Mô tả: Ở một số địa phương cây ngũ sắc còn có tên là hoa ngũ vị, cỏ hôi và thậm chí có cả cái tên không được đẹp cho lắm: hoa cứt lợn. Cây ngũ sắc là cây thân thảo thuộc họ cúc. Ngũ sắc thường mọc hoang ngoài bờ ruộng, những bãi đất hoang, vệ đường. Thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao từ 25-30cm. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Cây ngũ sắc mặc dù là loài cây dại nhưng có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh như viêm xoang, phù nề, phục hồi vết thương do bỏng. Thân cây ngũ sắc cắt về nấu nước gội đầu chữa gầu hoặc có thể chữa chốc sài cho trẻ em. Có thể điều trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc Mùa hoa ngũ sắc nở rộ vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Hoa có nhiều cánh, nhỏ cỡ chiếc cúc áo và có màu tím nhạt. Cây ngũ sắc thường mọc tập trung thành từng bãi. Đến mùa hoa nở, cả bãi đất ngập trong màu tím phơn phớt của hoa. Hoa ngũ sắc có những công dụng sau: Chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày. Thuốc cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi rửa sạch, giã đắp. Hoặc lá và hoa ngũ sắc (03 g) phối hợp với gừng tươi (10 g), phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại, ngày đắp 1 lần. Chữa ho ra máu: hoa ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu. Chữa rắn cắn: rễ hoa ngũ sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 3 lần một ngày, cách nhau chừng 20 phút. Thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp: Lá và hoa ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Ngày thay băng một lần. Hoặc lá ngũ sắc để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Nếu vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế để được cấp cứu. Tránh nhầm cây hoa ngũ sắc nói đây với cây bông ổi Trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày. Chữa mẩn ngứa: Lá và hoa ngũ sắc khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày…. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị – loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cho bạn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà. Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi.